Hotline 090 690 2829

CÁCH TRỊ VẢY NẾN DA ĐẦU BẰNG LÁ TRẦU KHÔNG TẠI NHÀ

CÁCH TRỊ VẢY NẾN DA ĐẦU BẰNG LÁ TRẦU KHÔNG TẠI NHÀ

Trị vảy nến da đầu bằng lá trầu không là một trong những “mẹo” dân gian cho đến ngày nay vẫn còn được khá nhiều người tìm hiểu và áp dụng. Nhưng thực tế, phương pháp dân gian này có thực sự tốt và trị vảy nến bằng lá trầu không như thế nào hiệu quả? Những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.

Bị Vảy Nến Tắm Lá Gì Hiệu Quả Nhanh? Những Lưu Ý Cần Nhớ

Vảy nến da đầu là gì?

Vảy nến da đầu là một chứng rối loạn da có yếu tố miễn dịch, bệnh đặc trưng bởi tình trạng các tế bào da phát triển nhanh và chồng thành từng mảng dày đỏ, có vảy màu trắng bạc. Bệnh có thể ảnh hưởng đến toàn bộ da đầu và cũng có thể lan ra đến trán, kéo dài ra phía sau cổ hoặc tai.

Khi vảy nến hình thành trên da đầu, bệnh không chỉ làm tổn thương da đầu, gây ngứa ngáy, đau rát khó chịu mà còn mang đến cảm giác tự ti và ngại ngùng cho người bệnh khi tiếp xúc với người khác. Để hiểu hơn về bệnh, bạn có thể tham khảo bài viết: Bệnh vảy nến da đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và có lây không?

Lá trầu không chữa bệnh vảy nến da đầu được không?

Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng lá trầu không [1] để điều trị các bệnh về da trong đó có vảy nến da đầu. Theo Đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, có khả năng hỗ trợ tiêu viêm, kháng khuẩn và sát trùng. Nhờ đó, có thể giúp cải thiện các bệnh lý ngoài da và bệnh lý về đường tiêu hóa khi sử dụng thường xuyên. 

Theo một số nghiên cứu của y học hiện đại, bên trong lá trầu không có chứa rất nhiều tinh dầu và các khoáng chất có lợi như: tanin, eugenol, carvacrol, chavicol, p-cymen, caryophyllen, allylcatechol, methyl eugenol, kẽm, canxi...  Nhờ đó, nó có thể giúp kháng viêm, giảm sưng, giảm khó chịu ở bề mặt da và hạn chế tình trạng vảy nến lây lan sang những khu vực khác.

Ngoài ra, lá trầu không còn có đặc tính kháng sinh mạnh, giúp nuôi dưỡng da và hạn chế bệnh tái phát. Chính vì vậy mà cho đến nay, những cách trị vảy nến bằng lá trầu không vẫn còn được khá nhiều người ưa chuộng.

Trị Vảy Nến Bằng Lá Trầu Không Hiệu Quả Và Đơn Giản

Lá trầu không là một trong những loại dược liệu thiên nhiên có thể giúp trị vảy nến da đầu

4 cách trị vảy nến da đầu bằng lá trầu không 

Để tận dụng được tối đa công dụng và ưu điểm của lá trầu không khi trị vảy nến da đầu, điều quan trọng đầu tiên mà bạn cần lưu ý đó là cách thức sử dụng. Dưới đây là một số cách trị vảy nến bằng lá trầu không bạn có thể tham khảo:

 1.  Cách chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không kết hợp với dầu dừa

Bên trong thành phần của dầu dừa có chứa một lượng lớn axit lauric có thể giúp kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm gây nhiễm trùng da đầu. Ngoài chứa axit béo tự nhiên, dầu dừa còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất... có thể giúp dưỡng ẩm, làm giảm tình trạng bong tróc da đầu, nuôi dưỡng da đầu khỏe mạnh. Vì vậy, nhiều người thường kết hợp dầu dừa và lá trầu không để điều trị vảy nến da đầu.

Dùng Lá Trầu Không Chữa Vẩy Nến Có Thực Sự Hiệu Quả?

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 10 lá trầu không

  • 2 thìa dầu dừa nguyên chất

Cách thực hiện như sau:

  • Lá trầu không rửa sạch, để ráo nước sau đó đem giã nhuyễn và vắt lấy nước cốt.

  • Cho dầu dừa vào trong nước cốt lá trầu không trộn đều tạo thành hỗn hợp đồng nhất.

  • Lấy hỗn hợp lá trầu và dầu dừa thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.

  • Để hỗn hợp lưu lại trên da 15 phút sau đó rửa lại thật sạch với nước.

  • Với cách làm này, bạn cần thực hiện đều đặn hằng ngày để ngăn ngừa tình trạng bong tróc da, đồng thời giúp giảm ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ trên da. 

 2.  Trị vảy nến bằng lá trầu không kết hợp với lá bạc hà

Bạc hà là một loại thảo mộc có tính dịu nhẹ, bản thân bạc hà chứa rất nhiều tinh dầu và chất chống oxy hóa, có đặc tính chống viêm, chống vi khuẩn và hoạt động như một chất làm sạch da hiệu quả. Do đó, việc kết hợp bạc hà cùng với lá trầu không có thể giúp tăng hiệu quả trị vảy nến.

 Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1 nắm lá trầu không tươi

  • 1 nắm lá bạc hà tươi

Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch lá trầu không và lá bạc hà để loại bỏ bụi bẩn.

  • Cho các nguyên liệu vào trong 3 lít nước sạch, đem đun cho đến khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp.

  • Chắt phần nước đã đun ra thau, pha thêm 1 ít nước mát, lấy nước này để tắm/gội làm sạch vùng da bị tổn thương bởi vảy nến.

  • Với phương pháp này bạn cần thực hiện đều đặn 1 lần/1 ngày.

Lá bạc hà có tác dụng gì? 7 lợi ích tuyệt vời bạn chưa biết • Hello Bacsi

Kết hợp lá trầu không cùng lá bạc hà để trị vảy nến da đầu là một trong những mẹo dân gian được khá nhiều người sử dụng

 3. Uống nước lá trầu không chữa bệnh vảy nến

Đây là phương pháp trị vảy nến “cổ điển” dễ thực hiện nhất nhưng lại có thể giúp thúc đẩy quá trình điều trị bệnh vẩy nến từ bên trong cơ thể, đồng thời nó còn giúp thanh nhiệt, giải độc. 

 Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Khoảng 10 lá trầu không

  • 1 lít nước

 Cách thực hiện như sau:

  • Lá trầu không rửa sạch, để ráo nước và đem đun cùng 1 lít nước trong khoảng 10 phút cho ra hết tinh chất.

  • Chắt phần nước lá trầu không đã đun ra bình và chia nước làm 3 phần uống trong ngày.

  • Phần bã lá trầu không bạn có thể lấy và đắp trực tiếp lên vùng da bị vảy nến.

  4.  Cách trị vảy nến bằng lá trầu không và bèo hoa dâu

Theo Đông y, bèo hoa dâu có vị đắng và có tính lạnh, đi vào kinh phế có thể giúp giải độc, thanh nhiệt, hỗ trợ chữa bệnh dị ứng, viêm da. Cũng vì lẽ đó, bèo hoa dâu thường được kết hợp với lá trầu không để chữa các bệnh ngoài da như vảy nến, viêm da cơ địa.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1 nắm lá trầu không
  • 1 nắm bèo hoa dâu 

Cách thực hiện như sau:

  • Lá trầu không và bèo hoa dâu rửa thật kỹ với nước sạch.

  • Đem đun sôi lá trầu không và bèo hoa dâu với 2 lít nước trong khoảng 20 phút.

  • Chắt lấy phần nước cốt và bỏ bã, chia đều thành 2 phần bằng nhau.

  • Một phần bạn dùng để uống, một phần dùng để làm sạch vùng da bị vảy nến.

  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần để có hiệu quả tốt nhất.

cách trị vẩy nến

Trong dân gian, cây bèo hoa dâu có thể kết hợp với lá trầu trị vảy nến

Ưu nhược điểm khi trị vảy nến da đầu bằng lá trầu không

Bản thân lá trầu không có chứa một số dưỡng chất có thể giúp kháng viêm, giảm sưng và giảm bong tróc da do vảy nến gây ra. Nên nhiều người thường chọn loại nguyên liệu tự nhiên này để trị vảy nến da đầu. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm, phương pháp trị vảy nến da đầu bằng lá trầu không cũng tồn tại không ít hạn chế.

1. Ưu điểm của phương pháp trị vảy nến bằng lá trầu không:

  • Nguyên liệu tự nhiên nên an toàn với người dùng

  • Nguyên liệu dễ tìm, có thể thực hiện ngay tại nhà, chi phí tiết kiệm. 

  • Lá trầu không có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cho da đầu tốt.

  • Giúp giảm tình trạng ngứa ngáy da đầu, hạn chế hình thành các lớp sừng trên da.

2. Nhược điểm của cách chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không:

  • Chữa vảy nến bằng lá trầu không chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện các dấu hiệu bên ngoài, không thể tác động sâu vào nguyên nhân gây bệnh, không thể chữa trị bệnh dứt điểm. 

  • Một số trường hợp sử dụng lá trầu không có thể xảy ra phản ứng dị ứng, nóng da đầu, da đầu ngứa ngáy khó chịu,... mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng bạn cũng nên lưu ý.

  • Mùi lá trầu không có thể bám lại trên tóc khiến bạn cảm thấy không thoải mái.

Lưu ý khi dùng lá trầu không chữa vảy nến da đầu tại nhà

Khi áp dụng các mẹo chữa vảy nến bằng lá trầu không bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Trị vảy nến da đầu bằng lá trầu không không thể giúp chữa khỏi bệnh và cũng không thể ngăn chặn chúng quay trở lại. Vậy nên, dùng lá trầu không để trị vảy nến da đầu chỉ là giải pháp tạm thời, bạn nên xem đây là một phần nhỏ trong kế hoạch chăm sóc da đầu. Với những trường hợp bị vảy nến da đầu ở mức độ nghiêm trọng, bạn cần thăm khám điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa để tránh bội nhiễm da đầu. 

  • Khi áp dụng lá trầu không trị vảy nến, bạn cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Ngoài ra, tần suất thực hiện của từng phương pháp là khác nhau. Do đó, bạn nên lựa chọn phương pháp phù hợp với cơ địa và theo dõi phản ứng của cơ thể kỹ càng, không nên áp dụng quá nhiều phương pháp cùng một lúc để tránh tác dụng ngược.

  • Trước khi sử dụng lá trầu không và các nguyên liệu khác lên da đầu, hãy thử thoa một ít hỗn hợp lên cánh tay thử xem có bị  kích ứng hay không rồi hãy thoa trực tiếp lên da đầu. Trong quá trình sử dụng nếu nhận thấy có dấu hiệu bất thường trên da đầu, hãy tạm ngưng sử dụng và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử lý phù hợp.

  • Không nên đun lá trầu không quá lâu, vì sẽ làm bay hết các tinh dầu và các hoạt chất có bên trong loại lá này.

  • Không nên dùng lá trầu không chà xát mạnh vào vùng da bị tổn thương để tránh “khoét sâu” thêm tổn thương.

  • Cần vệ sinh da đầu sạch sẽ trước khi sử dụng lá trầu không để ngăn chặn một số vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong da đầu khiến da bị viêm nhiễm nặng hơn.

  • Sau khi bôi/ủ/gội đầu bằng lá trầu không trị vảy nến, cần làm sạch da đầu, có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để tránh bị khô da. Đồng thời, che chắn, bảo vệ da đầu thật kĩ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và môi trường khói bụi.

TÓC NỐI VIỆT HUYÊN CUNG CẤP CÁC KIỂU TÓC GIẢ TƠ CAO CẤP HOT TREND, ĐA DẠNG MẪU MÃ KIỂU DÁNG. CŨNG NHƯ CHUYÊN GIA CÔNG TRỰC TIẾP CHẤT 100% TÓC THẬT THEO YÊU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG TỪ NHỮNG ĐỀU NHỎ NHẤT 

HOTLINE: 0906902829 Ms.Hương

Địa chỉ:499/2 Cách Mạng Tháng 8, P13,Q10, TPHCM

Facebook:https://www.facebook.com/chubby.com.vn

 

.
Chat Facebook